Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Bình Thuận: Người khuyết tật được học nghề và tạo việc làm

Dự án “Hỗ trợ hòa nhập kinh tế xã hội và việc làm cho người khuyết tật” được triển khai sẽ có khoảng 200 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp. Điều đó, sẽ giúp người khuyết tật có cơ hội được thể hiện giá trị bản thân, vượt qua mặc cảm, vượt lên hoàn cảnh để sống tốt hơn. 

Dự án “Hỗ trợ hòa nhập kinh tế xã hội và việc làm cho người khuyết tật” được triển khai sẽ có khoảng 200 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp. Điều đó, sẽ giúp người khuyết tật có cơ hội được thể hiện giá trị bản thân, vượt qua mặc cảm, vượt lên hoàn cảnh để sống tốt hơn. 

Thực trạng…
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 19.800 người khuyết tật (NKT), trong đó NKT trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động đang thất nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Họ ít có cơ hội để giao tiếp, học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng để tìm việc làm và hòa nhập đầy đủ với xã hội. Dự án “Hỗ trợ hòa nhập kinh tế xã hội và việc làm cho NKT” do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha tài trợ đã được triển khai thực hiện tại tỉnh ta. Dự án góp phần nâng cao nhận thức cho gia đình, xã hội về việc chăm sóc, hỗ trợ NKT trong sinh hoạt, học tập và lao động. Đồng thời, sau khi tham gia dự án NKT sẽ bớt tự ti, mặc cảm, có nhiều cơ hội để vượt qua hoàn cảnh, khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Có 3 huyện được chọn để triển khai dự án là Hàm Thuận Bắc, TP. Phan Thiết, Bắc Bình, riêng huyện Hàm Thuận Nam được chọn làm đối chứng sau khi dự án kết thúc. Thực hiện dự án này, có khoảng 380 NKT của 4 huyện được khảo sát lựa chọn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và khoảng 15 doanh nghiệp, 1 trung tâm dạy nghề trong tỉnh được đàm phán, ký kết thỏa thuận, xây dựng chương trình đào tạo nghề cho người khuyết tật. Dự kiến đến tháng 7/2013, sẽ có 100 NKT được dạy nghề và làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều kiện tham gia dự án phải là NKT còn khả năng lao động trong độ tuổi từ 17 – 45 tuổi, chưa có nghề hoặc chưa được học nghề, có mong muốn được học nghề và làm việc. NKT đã học nghề nhưng chưa có việc làm, có giấy chứng nhận loại hình khuyết tật, có trình độ văn hóa tối thiểu như biết đọc, biết viết (đối với những nghề liên quan đọc, viết). Dự án ưu tiên cho NKT là nữ, người dân tộc thiểu số, có sự ủng hộ học nghề về việc làm từ gia đình NKT 

Dạy nghề cho người khuyết tật tại cơ sở tranh cát Phi Long Ảnh: Đ.Hòa

Người khuyết tật sẽ được hưởng lợi gì?
Khi tham gia dự án này, NKT sẽ được các doanh nghiệp tư vấn, hướng dẫn, định hướng học nghề. Sau khi lựa chọn được nghề phù hợp để học, mỗi NKT (còn gọi người hưởng lợi) sẽ được hỗ trợ 450.000 đồng/tháng trong thời gian 7 tháng và hỗ trợ lắp đặt dụng cụ y tế nếu cần thiết. Kết thúc thời gian đào tạo nghề, NKT sẽ được cấp chứng chỉ học nghề và được làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn. Về phía các doanh nghiệp sau khi ký kết thỏa thuận mỗi tháng được hỗ trợ 450.000đồng/tháng, ngoài ra còn được hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng như làm cầu thang riêng, xây dựng chỗ ăn, ở cho NKT… Ông Trần Chí Thanh – Cán bộ Ban điều hành dự án tỉnh cho biết: Ngay sau khi dự án được triển khai, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã thành lập Ban điều hành cấp tỉnh, huyện với các thành phần theo hướng dẫn của dự án. Hiện dự án đang được triển khai đúng tiến độ. Các huyện đang tiến hành điều tra cơ bản, phân tích thị trường, tuyên truyền về dự án, phỏng vấn NKT, các doanh nghiệp tại địa phương…
Theo binhthuan.vnpt.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét