Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật Quảng Ninh: Còn nhiều bất cập

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ninh, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 19.000 người khuyết tật. Trong những năm qua, công tác chăm sóc người khuyết tật (NKT) nói chung, dạy nghề, tạo việc làm nói riêng đã được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, tạo điều kiện, giúp NKT vươn lên hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, số lượng NKT tham gia học nghề còn chưa cao, hiệu quả tạo việc làm vẫn còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho người khuyết tật đã được Sở LĐ,TB&XH đẩy mạnh với nhiều nội dung và hình thức tuyên truyền, tư vấn phong phú đa dạng, phù hợp với điều kiện và trình độ nhận thức của người khuyết tật.

Trong giai đoạn 2012 - 2014 Quảng Ninh đã phát triển công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn toàn tỉnh, tư vấn việc làm cho gần 4.000 người khuyết tật có khả năng lao động. Đến năm 2014, tỉnh đã vận động thành lập và công nhận 08 cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật, đào tạo nghề cho 336 lao động là người khuyết tật với mức thu nhập ổn định và có 03 cơ sở vừa dạy nghề vừa tạo việc làm cho người khuyết tật. Một số cơ sở dạy nghề được đánh giá là có uy tín và đã triển khai rất tích cực công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật từ nhiều năm nay, đó là Trung tâm Dạy nghề cho người tàn tật tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề (thuộc LĐLĐ tỉnh), Công ty CP Mai Hoàng, Công ty CP May Quảng Ninh và Công ty TNHH May Ngọc Bích. Ngoài các lớp dạy nghề do tỉnh hỗ trợ chi phí, những đơn vị này cũng tự mở các lớp đào tạo nghề cho người khuyết tật.

Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2012 đã có những thay đổi phù hợp hơn với đối tượng là người khuyết tật. Nhờ được xét chung trong nhóm đối tượng được ưu tiên, người khuyết tật được tham gia các lớp học nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện bản thân. Mặt khác, các cơ sở đào tạo nghề nếu có khả năng mở lớp riêng thì vẫn có thể tận dụng kinh phí từ Quỹ giải quyết việc làm cho người tàn tật của tỉnh. 
Những kết quả trên, tuy chưa lớn nhưng là những dấu hiệu đáng mừng, là cơ sở hết sức quan trọng giúp Quảng Ninh đánh giá rút kinh nghiệm và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động công tác tạo việc làm cho người khuyết tật.

Tuy nhiên, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT ở Quảng Ninh còn rất nhiều khó khăn, tồn tại. Ông Vũ Văn Thông - Phó giám đốc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội cho biết, tính đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có cơ sở dạy nghề, dạy chữ chính quy chuyên nghiệp thuộc hệ thống của Nhà nước dành riêng cho người khuyết tật. Còn thiếu các cơ sở đảm bảo vừa dạy nghề, vừa tạo việc làm, tạo thu nhập cho người khuyết tật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động còn thiếu và yếu nghiêm trọng. Hiện những chính sách hỗ trợ mới chỉ thông qua các doanh nghiệp, chưa có chính sách hỗ trợ trực tiếp phương tiện, công cụ lao động cho NKT.

Ông Đặng Đức Ngọc, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề cho người tàn tật tỉnh cho biết: “Người khuyết tật không như những đối tượng khác. Với những người khuyết tật vận động, họ rất khó khăn trong việc đi lại. Ngay như cả với những người khuyết tật nghe, nhìn thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học. Đó còn chưa kể đến gánh nặng về tâm lý. Đa phần họ vẫn bị mặc cảm và chưa tự tin khi học nghề”.
Cũng theo ông Ngọc, từ năm 2012, chi phí giám định cho đối tượng người khuyết tật đi học tăng cao, thế nhưng khoản này không có trong chi phí hỗ trợ của tỉnh. Vì thế, người khuyết tật cũng chẳng mấy mặn mà với việc học nghề, dù trước mỗi khoá học, cán bộ Trung tâm dành khá nhiều thời gian, xuống tận địa phương, từng xã, phường để xác định và nắm bắt nhu cầu; đồng thời, phổ biến chính sách tới tận từng hộ dân có người khuyết tật, làm công tác tư tưởng để vận động những người khuyết tật còn khả năng lao động.

Theo chị Nguyễn Thị Thơm - Giám đốc Cty TNHH May Ngọc Bích, đào tạo NKT rất khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, tâm huyết lớn. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến các doanh nghiệp không mặn mà với việc đào tạo và nhận NKT vào làm. Thêm vào đó, những rào cản về cơ chế chính sách cũng khiến cho việc dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật chưa thực sự hiệu quả. 
Công ty TNHH MTV nhân đạo Diêu Bông hiện có 20 nhân viên khuyết tật vừa học vừa làm. Mặc dù có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp để đào tạo nghề cho người khuyết tật song, công ty này vẫn chọn giải pháp tự trang trải các chi phí do một số bất cập trong chính sách. Chị Châu Thị Bông - GĐ công ty TNHH MTV Nhân đạo Diêu Bông chia sẻ: Để được hỗ trợ, điều kiện đặt ra là các cơ sở như chúng tôi phải mở lớp từ 20 người trở lên. Với quy định đó, chi phí 1,1 triệu đồng không thể đủ để hỗ trợ tiền ăn, ngủ, đi lại, dạy nghề...

Có thể khẳng định, đào tạo nghề cho người khuyết tật là việc làm vô cùng cần thiết, mở ra hy vọng về một cuộc sống ổn định cho người khuyết tật. Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn rất nhiều người khuyết tật trên địa bàn tỉnh rất muốn được tham gia các chương trình đào tạo nghề để có thể tiếp cận với các cơ hội việc làm, tạo thu nhập nuôi sống bản thân, hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy tỉnh cần tiếp tục quan tâm hơn nữa và có những sự điều chỉnh hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học và cả các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật.
Theo btxh.gov.vn

Gian nan công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật

Những năm qua, dù đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, song công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều gian nan, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của cả cộng đồng.

Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 10.000 người khuyết tật, trong đó có rất nhiều người khuyết tật còn khả năng lao động, có nhu cầu học nghề để tự nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi cho người khuyết tật, nạn nhân da cam học nghề như: Miễn phí đào tạo, giới thiệu việc làm, hỗ trợ ăn, ở trong quá trình học nghề. Tuy nhiên, so với nhu cầu hiện nay thì số người khuyết tật và nạn nhân da cam được học nghề còn khiêm tốn.

Không tìm được việc làm tại các cơ sở sản xuất, nhiều người khuyết tật
đã tự mở cửa hàng tại nhà riêng nhưng thu nhập không ổn định

Trung tâm trợ giúp nạn nhân da cam/Dioxin và người tàn tật tỉnh là một trong những địa chỉ đào tạo nghề tin cậy cho người khuyết tận nói chung và nạn nhân chất độc da cam/dioxin nói riêng. Ông Phạm Văn Giang, Giám đốc Trung tâm cho biết, hiện Trung tâm nhận được hàng trăm đơn xin học nghề từ các đối tượng, nhưng việc bố trí học nghề phù hợp với các dạng khuyết tật không đơn giản; hơn nữa, kinh phí hằng năm dành cho công tác này rất hạn hẹp. Ông cũng chia sẻ thêm, đào tạo nghề cho người khuyết tật khó khăn, vất vả hơn rất nhiều so với dạy nghề cho người bình thường. Người tàn tật chủ yếu được đào tạo nghề may công nghiệp, sửa chữa đồ điện gia dụng, mây, tre đan. Đối với nghề may công nghiệp, nếu như người bình thường chỉ học trong 3 tháng là thành thạo thì với người tàn tật, khóa học phải kéo dài 7 đến 9 tháng, thậm chí 12 tháng. Người khuyết tật có nhiều hạn chế như trình độ văn hóa thấp, nhận thức chậm, tàn tật tay, chân hoặc câm điếc bẩm sinh nên khó tiếp thu. Do đó, giáo viên thường phải dạy tỉ mỉ, chi tiết, sử dụng biện pháp cầm tay, uốn nắn thực hiện các thao tác theo thói quen, bám sát từng học sinh tàn tật khác nhau. Điều quan trọng hơn nữa là giáo viên cần quan sát thể lực và tâm lý của người tàn tật để kịp thời nắm bắt tình hình sức khỏe, có biện pháp dạy phù hợp.

Đào tạo nghề cho người khuyết tật đã khó, khâu giới thiệu việc làm cho họ cũng gặp không ít gian nan. Tỷ lệ người khuyết tật sau khi học nghề tìm kiếm một việc làm ổn định thường rất thấp. Bởi những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiều cơ hội xin được việc làm thì rất ít người khuyết tật có khả năng theo học; họ thiếu các kỹ năng nghề cũng như các kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm. Đối với những ngành thủ công đơn giản, đã có nhiều người theo học thì cơ hội việc làm dành cho người khuyết tật rất thấp bởi tính cạnh tranh cao. Trong khi đó các đơn vị, doanh nghiệp chấp nhận tuyển dụng lao động là người khuyết tật chỉ đếm trên đầu ngón tay. Công ty TNHH Hồng Hà Yên Bái đóng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên là một tổ chức như thế. Không chỉ tiến hành đào tạo nghề miễn phí, công ty còn giúp người khuyết tật tìm việc làm phù hợp. Tuy nhiên, tỷ lệ người khuyết tật có được việc làm các năm trước thường chỉ đạt từ 50- 60%, đến năm nay càng khó khăn hơn nữa: “Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội việc làm cho các em nhưng không đơn giản, nhất là trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay. Hiện tại, chỉ có cách nhận một khâu nào đó trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp may mặc về cho các em làm, vừa tạo điều kiện cho các em được thực hành nhiều hơn, vừa giúp các em có thêm thu nhập. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp tình thế, còn về lâu, về dài chúng tôi vẫn đang rất “bí”- bà Nguyễn Hồng Hà - Phó Giám đốc Công ty nói.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện sự quan tâm, bảo vệ quyền lợi cho người khuyết tật; tạo điều kiện cho các hội, nhóm và câu lạc bộ tự lực của người khuyết tật ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ngoài sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, rất cần có sự đồng cảm, sẻ chia, chung tay giúp sức từ phía các đơn vị, tổ chức, nhất là các doanh nghiệp. Cơ hội học nghề và việc làm cho người khuyết tật đang phụ thuộc vào cách nhìn mới, phương pháp mới và sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp cũng như sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân người khuyết tật.
Theo vinhphuc.vn/

Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật (06/01/2012)


Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách trợ giúp người khuyết tật, cộng đồng dân cư có nhiều sự trợ giúp cụ thể và đắc lực cho người khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trên địa bàn cả nước ta hiện có hơn 12 triệu người khuyết tật. Để trợ giúp người khuyết tật ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách trợ giúp người khuyết tật, cộng đồng dân cư có nhiều sự trợ giúp cụ thể và đắc lực cho người khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày… Nhưng để cho người khuyết tật có thể đứng vững trong cuộc sống, vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật luôn là vấn đề quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền và mỗi người chúng ta.

Theo khảo sát của Bộ LĐTBXH, hiện nay trên cả nước đa số người khuyết tật có trình độ học vấn thấp, hầu hết chưa được đào tạo nghề, thiếu việc làm và lao động có thu nhập thấp nên mức sống không cao. Hiện nay, nước ta có 35,83% số người khuyết tật không biết chữ; 12,58% biết đọc, biết viết; 20,74% có trình độ trung học cơ sở; 24,13% có trình độ trung học phổ thông. Đáng chú ý là tỷ lệ người khuyết tật được học nghề mới chỉ đạt 12,1%. Mặc dù 58% số người khuyết tật đang tham gia làm việc nhưng chủ yếu là việc đơn giản, thu nhập thấp, trong đó 30% đang mong muốn có công việc ổn định. Người khuyết tật là vấn đề xã hội rất quan trọng - điều này đã được Đảng, Chính phủ khẳng định qua chủ trương, chính sách và nhiều chương trình hoạt động. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho người khuyết tật. Cơ sở dạy nghề tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật từng bước được xã hội hóa. Đến nay, trên địa bàn cả nước có 260 cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật ở 56 tỉnh, thành phố; trong đó 55 cơ sở chuyên biệt với 3 hình thức phổ biến là cơ sở sản xuất kinh doanh, gia đình và trung tâm dạy nghề.

Những năm qua, cùng với người khuyết tật cả nước, rất nhiều thương binh, CCB đã đi đầu trong phong trào xóa đói giảm nghèo, huy động các nguồn vốn và tận dụng mọi điều kiện có sẵn, vốn kiến thức để mở các cơ sở sản xuất kinh doanh, các trang trại có quy mô lớn, trong đó có nhiều cơ sở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Thanh Hóa… đã tạo được hiệu quả kinh tế khá và công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Hiện nay, hơn 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh và người khuyết tật trên cả nước đang tạo việc làm ổn định cho hơn 15.000 người khuyết tật; 65% số hộ có người khuyết tật được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như miễn giảm thuế, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất… Riêng Hội Người mù quản lý 146 cơ sở với khoảng 4.000 người; quản lý trên 31 tỷ đồng cho 13.000 hội viên vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2006, ngành LĐTBXH thường xuyên tổ chức hội chợ việc làm, trong đó có khu vực dành riêng cho người khuyết tật. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân đã nỗ lực tạo việc làm cho người khuyết tật như tổ chức VNAH (Hội Bảo trợ người tàn tật Việt Nam); USAID, BREC (Hội đồng Dải băng xanh); đặc biệt là mạng lưới hơn 100 đơn vị thúc đẩy việc làm hòa nhập cho người khuyết tật tại một số địa phương, trong đó ở Hà Nội có các đơn vị như Trung tâm sống độc lập, Vì ngày mai… đã và đang đi tiên phong trong việc tư vấn, tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc, trợ giúp hòa nhập.

Trên thực tế, tuy đã có quy định, hướng dẫn của cơ quan chức năng về tiếp nhận người khuyết tật vào làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhưng việc sử dụng người khuyết tật tại các doanh nghiệp, xí nghiệp vẫn chưa nhiều vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các đơn vị sử dụng người khuyết tật vào làm việc chủ yếu do tinh thần nhân đạo của người quản lý hay theo chương trình hợp tác dự án với các tổ chức, chưa thực sự vì nhu cầu tuyển dụng. Nhiều cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật được mở ra theo chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa gắn với việc làm trong thực tế xã hội, chủ yếu là nghề may mặc, đan lát và một số ngành nghề giản đơn khác khi nhu cầu xã hội đã bão hòa. Người khuyết tật được đào tạo xong không tìm được việc làm, dẫn đến tâm lý chán nản, bế tắc; nguồn kinh phí đưa ra cho công tác đào tạo trở thành lãng phí lớn, không sát thực tế . Vấn đề này đang rất cần được điều chỉnh kịp thời từ các cơ quan quản lý chuyên môn, cơ sở đào tạo dạy nghề cũng như từ chính người khuyết tật để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đem lại hiệu quả thiết thực cho công ăn việc làm của người khuyết tật.
Giải quyết việc làm cho người khuyết tật có ý nghĩa xã hội rất lớn, đó là một phần quan trọng của chiến lược xóa đói giảm nghèo - một mục tiêu lớn mà Việt Nam và quốc tế đang cùng nỗ lực phấn đấu. Cùng với các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; rất cần sự giúp đỡ thường xuyên của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước để người khuyết tật có được cơ hội làm việc và nâng cao trình độ văn hóa cũng như chuyên môn, có thu nhập ổn định. Đối với người khuyết tật, để có việc làm và thu nhập cao, bên cạnh sự hỗ trợ của các chính sách xã hội, tổ chức nhân đạo, bản thân họ cũng phải tự trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn và chủ động trong cuộc sống, đảm bảo cuộc sống bản thân và trợ giúp gia đình, để khẳng định mình là người “tàn mà không phế”. Vấn đề dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật đang là vấn đề lớn của xã hội, cần được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành chức năng và mọi người chúng ta.
Theo cuuchienbinh.com.vn/


Quảng Ngãi: Tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, theo Văn bản số 3930/LĐTBXH-TCDN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo đó, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật, Bộ yêu cầu các địa phương tuyên truyền sâu rộng các chính sách, chế độ về dạy nghề, học nghề, chính sách tạo việc làm cho người khuyết tật; tình hình tổ chức thực hiện và kết quả, hiệu quả của công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật; biểu dương các điển hình trong khắc phục khó khăn, tự tin vươn lên, học nghề, tạo việc làm, hòa nhập cộng đồng và tự khẳng định mình của người khuyết tật; tuyên truyền rộng rãi các chương trình dạy nghề, học nghề, việc làm để người khuyết tật có thêm thông tin và cơ hội tiếp cận các chính sách.
Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, thống kê số lượng và tình trạng dạng tật; nhu cầu học nghề và việc làm của người khuyết tật; nhu cầu tuyển dụng lao động, các vị trí việc làm phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của người khuyết tật trong các cơ quan, doanh nghiệp tại địa phương.

Bộ cũng yêu cầu tổ chức rà soát, đánh giá các mô hình đào tạo nghề cho người khuyết tật tại địa phương, nhân rộng mô hình có hiệu quả. Việc dạy nghề cho người khuyết tật phải linh hoạt về phương pháp tổ chức và số lượng giáo viên, phù hợp với nghề đào tạo, điều kiện, sức khỏe và nhu cầu của người khuyết tật.

Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật. Trong đó, phải dành khoảng 20% kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn được giao hàng năm để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Phấn đấu đạt được chỉ tiêu 10% trong số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là người khuyết tật. Ưu tiên cho vay vốn từ Qũy quốc gia về việc làm đối với người khuyết tật và các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật để tổ chức tạo việc làm cho người khuyết tật.

Theo Trang thông tin hỗ trợ người khuyết tật

Phát triển mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật

Ngày 24/6/2013, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động- TBXH) đã phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế ILO tổ chức hội thảo Phát triển mô hình dạy nghề gắn với vạo việc làm cho người khuyết tật. Mục tiêu là nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật và Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1019/QĐ- TTg ngày 5/8/2012. Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.


Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, trong những năm qua, để trợ giúp người khuyết tật, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách liên quan, đặc biệt là chính sách về dạy nghề và việc làm như Luật Lao động, Luật Người khuyết tật, Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020... Nhờ đó, bình quân hàng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 5.000- 6.000 đối tượng, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, giúp NKT ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều chính sách, quy định còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực dạy nghề và tạo việc làm. Người khuyết tật được dạy nghề và tạo việc làm chủ yếu là dựa vào sự quan tâm của các doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm việc làm.

Để thực hiện được mục tiêu từ nay đến 2015, phấn đấu dạy nghề và tạo việc làm cho 250.000 NKT, giai đoạn 2016-2020 là 300.000 NKT, Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành chức năng cần có chính sách tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, các trường tạo điều kiện, cơ hội để NKT được học nghề hòa nhập với người bình thường, phát huy tiềm năng của các cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa ngành nghề và cách thức thực hiện, phải có cơ chế đặt hàng đối với các tổ chức, cá nhân, cơ sở hội của người khuyết tật và hình thành một mạng lưới có sự tham gia của các tổ chức hội. Thứ trưởng cũng đánh giá cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức hội của người khuyết tật và các doanh nghiệp trong thời gian qua đã có những hoạt động từ thiện, nhân đạo và tổ chức được nhiều mô hình đào tạo nghề cho người khuyết tật.

Ông Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam cho biết, trong 10 năm qua, Hội đã tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm cho 15.000 đối tượng khuyết tật thông qua nhiều mô hình sinh kế. Tuy nhiên, cũng theo ông Liêu, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật là địa bàn dạy nghề, đặc điểm tâm sinh lý, vấn đề xã hội như nhận thức, rào càn và cơ chế chính sách. Ông đề nghị, để làm tốt công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT cần xác định rõ mô hình dạy nghề, quan tâm chuẩn bị những điều kiện cho NKT trước khi học nghề như học văn hóa, thay đổi nhận thức, phục hồi chức năng, phải đưa NKT vào đối tượng, mục tiêu trong các chương trình dạy nghề, việc làm hiện nay, đồng thời nên có chương trình đào tạo nghề cho người khuyết tật tại cộng đồng.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã được chia sẻ một số mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho NKT của các tổ chức hội như: Hội chữ Thập đỏ Tây Ban Nha, Hội Vì sự phát triển của NKT tỉnh Quảng Bình, Công ty Kinh doanh tổng hợp Ân Điển (Đà Nẵng), Hội Người khuyết tật huyện Can Lộc (Hà Tĩnh)... Đồng thời thảo luận xung quanh các vấn đề như khả năng áp dụng các mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho NKT ở địa phương, hình thức dạy nghề, những điều kiện cần thiết để việc học nghề và tạo việc làm cho NKT đạt hiệu quả...
Theo bacninh.gov.vn/


Ưu tiên vốn từ quỹ quốc gia về việc làm cho người khuyết tật

Thời gian tới, cần ưu tiên cho vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm đối với người khuyết tật cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật để tổ chức tạo việc làm cho nhóm đối tượng này.

Đây là một trong những nội dung của văn bản của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về công tác thực hiện dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.

Công văn nêu rõ, công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật hiện chưa đạt được mục tiêu đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-202 đặt ra. Số lượng người khuyết tật được hỗ trợ học nghề và tạo việc làm còn hạn chế. Hướng tới mục đích dạy nghề và tạo việc làm phù hợp cho 550 nghìn người khuyết tật trong độ tuổi lao động đến năm 2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau.

Trước hết, tuyên truyền sâu rộng về Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, Luật Người khuyết tật, các chính sách, chế độ về dạy nghề, học nghề, chính sách tạo việc làm cho người khuyết tật. Cần thông tin về tình hình tổ chức thực hiện và kết quả, hiệu quả của công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Đi cùng đó là biểu dương các điển hình khắc phục khó khăn, tự tin vươn lên, học nghề, tạo việc làm, hoà nhập cộng đồng, tự khẳng định mình của người khuyết tật, tuyên truyền rộng rãi các chương trình dạy nghề, học nghề, việc làm để người khuyết tật có thêm thông tin và cơ hội tiếp cận các chính sách.

Cần rà soát, thống kê số lượng, tình trạng dạng tật, nhu cầu học nghề và việc làm của người khuyết tật, nhu cầu tuyển dụng lao động, các vị trí việc làm phù hợp với nhu cầu và sức khoẻ của người khuyết tật trong cơ quan, doanh nghiệp tại địa phương.

Phải dành khoảng 20% kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn được giao hằng năm để tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật, phấn đấu 10% trong số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là người khuyết tật.

Bên cạnh đó, cần rà soát, đánh giá các mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật tại địa phương, tổ chức nhân rộng mô hình có hiệu quả. Xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo cho từng nghề phù hợp với thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo đối với người khuyết tật. Tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật cần thực hiện linh hoạt về phương pháp, số lượng giáo viên, phù hơp với nghề đào tạo, điều kiện sức khoẻ, và nhu cầu của người khuyết tật

Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức tuyển người khuyết tật vào dạy nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp. Phối hợp để các tổ chức của và vì người khuyết tật tham gia cùng dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.

Các trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức các hoạt động tư vấn học nghề, việc làm theo khả năng của người khuyết tật cũng như trong các hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm. Cần nghiên cứu, xây dựng mô hình phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật và tổ chức hoạt động của ban vận động doanh nghiệp tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc ở địa phương.

Nước ta hiện có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% tổng dân số từ 5 tuổi trở lên. Trong số này có gần 400 nghìn người khuyết tật nặng.
Theo vieclamdaklak.net

Gần 6.000 người khuyết tật được dạy nghề mỗi năm

Số người khuyêt tật trên cả nước là 6,7 triệu người, chiếm 8% tổng dân số. Dù có hệ thống chính sách hỗ trợ, sự hỗ trợ từ ngân sách nhưng kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật những năm qua còn rất khiêm tốn.


Theo báo cáo của các địa phương, giai đoạn 2006 – 2010, tổng số người khuyết tật trên cả nước được dạy nghề là gần 30.000 người, chỉ đạt hơn 37% so với mục tiêu đề ra theo Đề án trợ giúp người tàn tật của Chính phủ. Trong số đó chỉ có hơn một nửa được tạo việc làm.

Theo ông Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam, dù có chính sách hỗ trợ nhưng nhiều người khuyết tật vẫn không tự đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc học nghề, tạo việc làm. Mỗi dạng tật chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn và chi phí cao hơn so với dạy nghề thông thường.

“Phần lớn các địa phương chưa thành lập Quỹ việc làm cho người khuyết tật, sự trợ giúp theo quy định của pháp luật với người khuyết tật và các tổ chức Hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật còn hạn chế”, ông Liêu cho biết.

Tính từ năm 1995 đến nay, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật và số lao động là người khuyết tật đã tăng gấp đôi, lần lượt là 400 cơ sở và trên 15.000 lao động. Riêng Hội người mù quản lý 146 cơ sở, thu hút khoảng 4.000 lao động. Tuy vậy, khó khăn trong việc tìm được việc làm vẫn là một thực trạng mà người khuyết tật phải đối mặt.

Ông Đào Mạnh Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh - Sinh viên, Tổng cục Dạy nghề cho biết, mục tiêu giai đoạn 2012 – 2015, sẽ có 250.000 người khuyết tật được dạy nghề, tạo việc làm phù hợp và sẽ nâng lên 300.000 vào giai đoạn 2016 – 2020. “Năm nay, chúng tôi dự kiến sẽ tập trung thí điểm một số mô hình như dạy nghề theo địa chỉ, dạy nghề đáp ứng nhu cầu cá nhân người khuyết tật để có cơ hội tìm việc làm trong các doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm. Dạy nghề theo các dự án và dự án nhỏ sẽ trở thành mô hình phổ biến hiện nay cũng như trong tương lai”, ông Thủy cho biết.
Theo baogiaothong.vn

Dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật

Ở Hải Dương, những hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật (NKT) đã và đang giúp hàng nghìn NKT vươn lên, tạo dựng cuộc sống tự lập, xây dựng gia đình hạnh phúc và có những đóng góp cho xã hội.

Mái trường nuôi dưỡng ước mơ
Những năm trước, khi sức ép về lao động việc làm đang còn đè nặng, người bình thường có sức khỏe tốt muốn kiếm việc làm không phải là chuyện dễ. Vì vậy, mong ước có được việc làm để tự nuôi sống bản thân của NKT như những giấc mơ xa vời. Trong bối cảnh đó, Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) Hải Dương trở thành một điểm sáng của tỉnh về công tác dạy chữ, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho NKT.

Phó Giám đốc Trung tâm BTXH Hải Dương Nguyễn Thị Oanh cho biết: Mỗi năm, trung tâm tiếp nhận khoảng 50 trẻ khiếm thính (câm, điếc) từ sáu đến tám tuổi. Khi mới vào trung tâm, các em sống khép nép và rất mặc cảm, tự ti. Ðể các em hòa nhập được với cộng đồng, khi trưởng thành có việc làm, cán bộ, giảng viên của trung tâm phải rất tâm huyết trong việc nuôi dưỡng, dạy chữ, dạy ngôn ngữ ký hiệu và dạy kỹ năng sống cho các em. Học hết chương trình tiểu học, các em được chuyển sang học nghề phù hợp trước khi bước vào cuộc sống tự lập. Hiện nay, gần 250 trẻ khiếm thính từ bảy đến 16 tuổi đang được trung tâm nuôi dưỡng. Bằng ngôn ngữ ký hiệu và qua ánh mắt, cử chỉ, ở các em toát lên sự hồn nhiên và sự tự tin hướng tới những điều tốt đẹp của cuộc sống. Năm 2010, trung tâm mở 10 khóa học nghề, cấp chứng chỉ cho 436 NKT, trong đó có gần 200 em được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc. Nhiều em đã tự mở cửa hàng, cửa hiệu và sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Cùng với Trung tâm BTXH Hải Dương, cán bộ, nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm (Liên đoàn Lao động tỉnh) cũng đã dành nhiều tâm huyết cho các chương trình đào tạo nghề cho người khuyết tật. Từ năm 2003 đến nay, trung tâm đã đào tạo nghề cho 350 NKT, giới thiệu hơn 200 người vào làm việc tại các doanh nghiệp. Trung tâm giới thiệu việc làm 8-3 (Hội LHPN tỉnh) cũng đã đào tạo nghề cho hơn 300 NKT phần lớn là các bé gái, phụ nữ nông thôn. Sau khi hoàn thành các khóa dạy nghề, trung tâm tạo việc làm ổn định cho chị em bằng cách gắn việc làm của NKT với các cơ sở sản xuất đã từng tham gia chương trình dạy nghề cho nông dân và chương trình dạy nghề cho phụ nữ.

Ðiểm đến của người khuyết tật
Công ty mỹ nghệ Hồng Ngọc (Chí Linh) thành lập năm 1996 với mục đích thu nhận trẻ em khuyết tật vào dạy nghề và tạo việc làm phù hợp. Công ty đang tạo việc làm cho gần 400 lao động là NKT và thương binh. Các nghề chính ở công ty là may, thêu, chạm khắc đá, kim hoàn, sơn mài... NKT làm việc ở công ty được hỗ trợ tiền ăn, chỗ nghỉ, có thu nhập ổn định, bình quân hơn hai triệu đồng/tháng/người. Theo ông Ðoàn Xuân Tiếp, cái được lớn nhất và là niềm hạnh phúc lớn nhất của ông là doanh nghiệp đã và đang tiếp tục giúp NKT biến những ước mơ thuở nhỏ trở thành hiện thực. Từ những người sống lệ thuộc, luôn mặc cảm, tự ti, họ đã hòa nhập với cộng đồng, có khả năng lao động không những tự nuôi sống bản thân mà còn đóng góp cho xã hội. Từ 'mái ấm' Hồng Ngọc, nhiều NKT đã tìm thấy hạnh phúc gia đình. Ðã có 17 đôi làm việc tại công ty nên vợ nên chồng. Ðáng mừng nhất là các cháu sinh ra đều khỏe mạnh, không bị dị tật.

Hà Duy Luân, sinh năm 1979 tâm sự: 'Sinh ra trong một gia đình nghèo lại bị khuyết tật vận động, tôi luôn nghĩ mình là người bỏ đi, đến tuổi trưởng thành càng buồn vì nghĩ mình khó có thể xây dựng gia đình'. Nhưng khi vào làm việc tại 'mái ấm' Hồng Ngọc, tình yêu đôi lứa đã nảy nở giữa Luân và cô gái Bùi Thị Xuân. Hai người kết hôn năm 2003 và họ có hai cháu trai kháu khỉnh.

Chị Nguyễn Thị Tình ở xã Cộng Hòa (Chí Linh) bại liệt hai chân từ nhỏ. Vào công ty năm 1996, do chăm chỉ, chịu khó cộng với đôi bàn tay 'vàng', nghề thêu của Tình mỗi tháng cho thu nhập hơn bốn triệu đồng. Nhờ vậy, Tình đã giúp cha mẹ xây được ngôi nhà hai tầng và nuôi em trai tốt nghiệp đại học.

Cơ sở mộc của anh Hoàng Văn Thứ ở xã Cẩm Phúc (Cẩm Giàng) hiện đang cưu mang và tạo việc làm cho 19 NKT từ 16 đến 26 tuổi. Các em thường xuyên ăn nghỉ tại gia đình anh Thứ như những người thân. Công việc của NKT được anh Thứ bố trí phù hợp với sức khỏe, chủ yếu là chạm, khắc gỗ. Anh Phạm Xuân Năng (1985) bị tàn phế đôi chân phải ngồi trên xe lăn làm việc nhưng cũng có thu nhập 120-150 nghìn đồng/ngày. Các em Ðỗ Văn Phương (trẻ mồ côi), Hoàng Văn Tú (thiểu năng trí tuệ) vừa học việc xong đã có thu nhập 50 nghìn đồng/ngày.

Sự quan tâm của cộng đồng
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hải Dương Trịnh Xuân Thành khẳng định: Hải Dương là tỉnh sớm quan tâm công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật. Năm 2006, tỉnh xây dựng đề án 'Trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010'. Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 123,2 tỷ đồng, trong đó kinh phí huy động từ cộng đồng là 49,6 tỷ đồng. Hải Dương có hơn 43 nghìn NKT, ngoài việc thực hiện tốt các chế độ chính sách về trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng tập trung, hỗ trợ về y tế, giáo dục, tỉnh đặc biệt coi trọng việc hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho NKT. Tuy vậy, một số địa phương trong tỉnh chưa quan tâm xây dựng kế hoạch trợ giúp NKT, cho nên tỷ lệ NKT được học nghề, tạo việc làm còn thấp; nhiều doanh nghiệp chưa muốn tiếp nhận NKT vào làm việc; nhu cầu được học chữ, học nghề của nhiều trẻ khiếm thính chưa được đáp ứng bởi cơ sở vật chất của trung tâm BTXH tỉnh chật hẹp và còn nhiều bất cập. Hiện nay, ngành lao động, thương binh và xã hội Hải Dương đẩy mạnh tuyên truyền Luật Người khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho toàn dân về công tác bảo vệ, chăm sóc NKT; mở rộng và nâng cao năng lực các mô hình dạy chữ, dạy nghề, gắn với việc làm để NKT có điều kiện vươn lên, tạo lập cuộc sống bình đẳng trong cộng đồng; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ NKT, trong đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế cùng tham gia...
Theo 18thang4.com

Đẩy mạnh công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật


Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có Công văn số 3930/LĐTBXH-TCDN, ngày 21/10/2014 về việc thực hiện công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.

Dạy nghề cho người khuyết tật ở Đà Nẵng (Ảnh: Trần Quỳnh)

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng các hình thức phù hợp về Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của Người khuyết tật, Luật Người khuyết tật, các chính sách, chế độ về dạy nghề, học nghề; chính sách tạo việc làm cho người khuyết tật; tình hình tổ chức thực hiện và kết quả, hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật; biểu dương các điển hình trong khắc phục khó khăn, tự tin vươn lên, học nghề, tạo việc làm, hòa nhập cộng đồng và tự khẳng định mình của người khuyết tật; tuyên truyền rộng rãi các chương trình dạy nghề, học nghề, việc làm để người khuyết tật có thêm thông tin và cơ hội tiếp cận các chính sách.
Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, thống kê số lượng và tình trạng dạng tật; nhu cầu học nghề và việc làm của người khuyết tật; nhu cầu tuyển dụng lao động, các vị trí việc làm phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của người khuyết tật trong các cơ quan, doanh nghiệp tại địa phương.
Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Trong đó, phải dành khoảng 20% kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn được giao hàng năm để tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật. Phấn đấu đạt được chỉ tiêu 10% trong số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là người khuyết tật.

Bộ cũng yêu cầu tổ chức rà soát, đánh giá các mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật tại địa phương, tổ chức nhân rộng mô hình có hiệu quả. Xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo cho từng nghề phù hợp với thời gian địa điểm, tiến độ đào tạo đối với người khuyết tật. Việc tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật được thực hiện linh hoạt về phương pháp tổ chức và số lượng giáo viên, phù hợp với nghề đào tạo, phù hợp với điều kiện, sức khỏe và nhu cầu của người khuyết tật.
Đồng thời chỉ đạo việc ưu tiên cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người khuyết tật và các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật để tổ chức tạo việc làm cho người khuyết tật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc dạy nghề và tạo việc làm đối với người khuyết tật; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo tình hình thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Theo citinews.net

Việc làm cho người khuyết tật - cần sự vào cuộc của cả cộng đồng

Việc làm hiện đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Giải quyết được vấn đề việc làm chính là chúng ta đã phát huy được nhân tố con người, góp phần làm ổn định kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người lao động. Trong đó, giải quyết được việc làm cho người khuyết tật có ý nghĩa xã hội rất lớn. Một mặt, phát huy được nguồn lao động trong xã hội, mặt khác, giúp người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng.

Thực trạng việc làm của người khuyết tật

Thực tế đang diễn ra tình trạng nhiều người khuyết tật sống khép kín hoặc bị tách ra khỏi xã hội. Có những rào cản đã làm hạn chế cơ hội của họ tham gia vào nhiều hoạt động xã hội như rào cản về môi trường sống, thái độ của cộng đồng; luật pháp; cách giao tiếp... Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người khuyết tật, vô hình trung đã làm tăng khoảng cách của người khuyết tật với cộng đồng.

Có một thực tế là khi chúng ta chưa có một cách nhìn toàn diện thì chưa thể phát huy được giá trị từ người khuyết tật có thể mang lại cho xã hội. Thời gian qua, tại một số doanh nghiệp, việc tuyển dụng người lao động vào làm việc không đủ về số lượng yêu cầu, nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu kênh thông tin để tiếp cận với lao động là người khuyết tật. Tùy từng doanh nghiệp, tùy loại hình sản xuất, kinh doanh, người khuyết tật có thể đảm đương được công việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng lao động là người khuyết tật tại doanh nghiệp, xí nghiệp thời gian qua chưa nhiều. Các doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động này đều trên tinh thần nhân đạo của người quản lý, hay theo chương trình hợp tác dự án với các tổ chức nhân đạo nước ngoài, chưa thực sự vì nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Theo cuộc điều tra dân số năm 2009 tại Việt Nam, có 7,8% dân số tương đương 6,1 triệu người Việt Nam là người khuyết tật. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ước tính, 69% người khuyết tật đang ở độ tuổi lao động và trong số đó chỉ có 30% là có việc làm và thu nhập ổn định để chăm lo cho bản thân và gia đình. Thực trạng này cho thấy, một nguồn lao động rất lớn mà xã hội chưa sử dụng hết từ người khuyết tật.

Doanh nghiệp cũng chia sẻ

Việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật đang là mối quan tâm toàn cầu. Để tạo cơ hội cho người khuyết tật có điều kiện học hỏi và cống hiến nhiều hơn cho xã hội, thời gian qua, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp thực hiện một chương trình đào tạo kết hợp với tư vấn tại nhà máy cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn tại 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hải Dương với mục tiêu “Cơ hội cho mọi người”. Đây được coi là chương trình triển khai dự án có ý nghĩa xã hội rất lớn, nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng chính sách và chiến lược về phòng ngừa HIV và hòa nhập người khuyết tật với cộng đồng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người khuyết tật có được sự hợp tác và gắn kết. Qua đó, doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết để tuyển dụng người lao động là người khuyết tật. Về phía người khuyết tật cũng chủ động hơn trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn để đủ tự tin tham gia tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp có nhu cầu. Sau khi tham gia chương trình, các doanh nghiệp đã có được những thông tin để tuyển dụng nguồn lao động là người khuyết tật. Công ty Cổ phần Hoa Lan là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh hóa mỹ phẩm, chất diệt trùng, xà phòng thơm, bao bì carton... đã tuyển dụng được 3 người khuyết tật vào làm việc tại xưởng đóng gói. Theo Chủ tịch Công đoàn công ty Hoàng Đình Duy thì những người lao động khuyết tật được tuyển vào làm việc rất có trách nhiệm và đạt hiệu quả lao động cao như những người lao động bình thường. Đây là bước khởi đầu khả quan, mở ra một hướng mới cho các doanh nghiệp về kênh thông tin trong tuyển dụng lao động, mặt khác, giúp người khuyết tật có được công việc ổn định để nuôi sống bản thân và gia đình, xóa bỏ mặc cảm, tự ti, tạo thêm niềm tin vào cuộc sống.

Chia sẻ cảm xúc của mình khi được tuyển vào làm việc vào Công ty Ford Việt Nam đóng tại Hải Dương, chị Nguyễn Thị Phượng một người bị khuyết tật cho biết, tôi rất may mắn sau khi tốt nghiệp đại học đã được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty và gắn bó từ đó cho đến nay đã gần 10 năm. Đối với những người khuyết tật như chị, đó là sự may mắn và hạnh phúc, môi trường làm việc rất thuận lợi, được đồng nghiệp chia sẻ, giúp đỡ, được lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện để chị hoàn thành tốt công việc và có thu nhập ổn định. Mong sao, những người khuyết tật khác cũng có được cơ hội được làm việc, được cống hiến, cộng đồng có sự đồng cảm hơn đối với những người khuyết tật kém may mắn.

Cần có giải pháp đồng bộ

Một tấm lòng tốt, sự sẻ chia của cộng đồng trong việc tạo việc làm cho người khuyết tật không thôi chưa đủ. Vì như thế người khuyết tật dễ cảm thấy họ đang được làm việc trong một tổ chức nhân đạo chứ thực sự bản thân mình chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Để tạo được việc làm và khuyến khích người khuyết tật làm việc rất cần các chính sách xã hội, pháp luật của Nhà nước dành riêng cho vấn đề này. Trong Luật Lao động, có nhiều điều khoản ưu tiên cho lao động khuyết tật như bố trí công việc phù hợp dựa trên tính chất, thể trạng, khả năng lao động; tỷ lệ lao động là người khuyết tật mà doanh nghiệp phải tuyển dụng. Tuy nhiên, cơ hội việc làm cho người khuyết tật khá hiếm hoi. Nguyên nhân là do chưa có chế tài, cơ chế giám sát thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động khuyết tật nên nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến đối tượng này. Mặt khác, do cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp tuyển dụng chưa đảm bảo để người lao động khuyết tật làm việc một cách thuận tiện nên giữa nhà tuyển dụng và người khuyết tật vẫn chưa có được tiếng nói chung, cơ hội việc làm cho người khuyết tật vẫn là một rào cản. Một nguyên nhân khác là chính sách hỗ trợ cho các cơ sở có nhiều người lao động khuyết tật chưa thoả đáng. Theo quy định: sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được hưởng các chính sách như được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để duy trì, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm và thu hút thêm người tàn tật vào làm việc... Tuy nhiên, khi cần vốn để phát triển vì nhiều lý do khách quan, các cơ sở này khó tiếp cận được nguồn vốn. Trong khi tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc tại doanh nghiệp, phía doanh nghiệp cũng đã phải tính đến các chi phí riêng để tạo điều kiện cho người khuyết tật làm việc thuận tiện và được thụ hưởng chính sách như những lao động khác. Vì thế việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật vào làm việc vẫn chủ yếu bắt đầu từ tình thương của nhà tuyển dụng, chưa thực sự là nhu cầu thực của doanh nghiệp.

Hiện nay, rất nhiều cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật được mở ra theo chủ trương, chính sách hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề cho người khuyết tật chưa gắn với việc làm. Nếu người khuyết tật đào tạo ra mà không tìm được việc làm thì dễ dẫn đến tâm lý bế tắc. Do đó, các cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật cần phải chú ý đến đầu ra cho người lao động, tạo tâm lý ổn định, và nâng cao ý chí phấn đấu, nâng cao kỹ năng làm việc của người khuyết tật ngay sau khi kết thúc các khóa đào đạo. 

Truyền thông góp phần giải quyết việc làm cho người khuyết tật

Một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc tạo việc làm cho người khuyết tật đó chính là sự đóng góp thiết thực và hiệu quả của cơ quan truyền thông. Chính truyền thông có vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức xã hội và tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của công chúng. Việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh và thông điệp có thể giúp hình thành nhận thức, thái độ, hành vi của xã hội nói chung và người khuyết tật nói riêng. Việc tuyên truyền về những tấm gương người khuyết tật vượt lên số phận để sống có ích cho xã hội có tác động rất lớn tới tâm lý của cộng đồng người khuyết tật. Người khuyết tật thường ít có cơ hội tiếp cận được thông tin về chính sách, luật pháp và những chương trình, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân. Sự thiếu thông tin, kiến thức này làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nói chung. Chính vì thế, truyền thông phải là kênh thông tin quan trọng góp phần để cộng đồng xã hội hiểu rõ hơn về người khuyết tật, hiểu rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng của họ - nguyện vọng được sống, được làm việc, được chia sẻ từ cộng đồng và từ các chính sách xã hội. Truyền thông phải xác định được trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy bình đẳng về cơ hội, tiếp cận dịch vụ và thông tin đối với người khuyết tật. Đây cũng chính là cơ hội để nhà tuyển dụng và người khuyết tật tìm đến với nhau. Giải quyết được việc làm cho người khuyết tật thông qua truyền thông có một ý nghĩa xã hội rất lớn, đó là một phần rất quan trọng của chiến lược xóa đói giảm nghèo - một mục tiêu lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế đang cùng nỗ lực phấn đấu.

Để giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ trông chờ vào các chính sách xã hội hay tình thương. Về phía người khuyết tật cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đương được công việc của nhà tuyển dụng để khẳng định được mình là những người “tàn mà không phế”. Đã đến lúc, cần phải có hành lang pháp lý chặt chẽ hơn về trách nhiệm của người quản lý. Có như vậy, người khuyết tật mới được hưởng đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý như những người lao động bình thường khác, góp phần đưa ước nguyện “hãy đưa chúng tôi hòa nhập với cộng đồng” của người khuyết tật trở thành hiện thực.
Theo daibieunhandan.vn

Đào tạo nghề cho người khuyết tật còn nhiều khó khăn

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) năm 2001, có 97.64% người khuyết tật (NKT) ở Việt Nam không được đào tạo qua trường lớp chính thức, trong đó 1,22% đã có trình độ kỹ thuật đủ để đáp ứng nhu cầu công việc, 0,53% mới tốt nghiệp từ những trường dạy nghề và chỉ có 0,61% tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học. Thực trạng này dẫn đến tỷ lệ NKT không tìm được việc làm khá cao: 41,86% ở Đồng bằng sông Hồng và 35,77% ở phía Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long. Qua thực tế cho thấy, giải quyết việc làm cho người khuyết tật không đơn thuần chỉ là đào tạo tay nghề và nâng cao trình độ.

Những năm gần đây khi đất nước ngày càng phát triển thì cơ hội việc làm cho NKT ngày càng nhiều hơn bởi sự quan tâm của Nhà nước thông qua các chính sách và sự ra đời của các tổ chức tự lập, các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt là Luật NKT Việt Nam sắp được Quốc hội thông qua.

Thủ công mỹ nghệ, một trong những nghề phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của người khuyết tật. Ảnh chụp người khuyết tật đang học nghề thủ công mỹ nghệ bằng gáo dừa tại Cơ sở Nhịp cầu. Ảnh: ĐOÀN LÝ.

Song song đó, trình độ dân trí, phương tiện giao thông và thông tin đại chúng phát triển cũng mang đến cơ hội học tập cho NKT, cụ thể là ngày càng nhiều sinh viên khuyết tật và các Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật các trường đại học được thành lập. Người sử dụng lao động đã có cách nhìn tích cực hơn đối với lực lượng lao động là NKT. Họ tuyển NKT vì trình độ và năng lực chứ không nhìn vào sự “khuyết tật”, lòng nhân đạo hay một sự “quen biết” nào đó.

Tuy nhiên, những thách thức vẫn còn rất nhiều. Hàng năm, Bộ LĐ-TB&XH đều có giao chỉ tiêu và ngân sách cho các Sở LĐ-TB&XH các tỉnh và thành phố để đào tạo nghề cho người khuyết tật, nhưng số NKT sau khi đào tạo vẫn không có nhiều việc làm nên tình hình không được cải thiện bao nhiêu. Câu hỏi đặt ra là Bộ LĐ-TB&XH có đánh giá chất lượng của việc đào tạo nghề cho người khuyết tật sau mỗi khóa học? Trước và sau khi đào tạo nghề có tìm hiểu nhu cầu của NKT và tình hình thực tế của nghề đó liệu có phù hợp với thực tế?

Qua thực tế làm công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật nhiều năm, ở Hội NKT TP Cần Thơ thì đánh giá chất lượng của việc đào tạo nghề cho người khuyết tật sau mỗi khóa học là điều rất cần thiết. Trong đó, cần chú ý đến: Trình độ và lòng nhiệt tình của người dạy. Đây là một vấn đề tế nhị vì người dân ta thường “tôn sư trọng đạo” nếu người dạy nghề không đủ trình độ chuyên môn sẽ đào tạo “hỏng” học sinh và hậu quả là người học sẽ thất nghiệp khi ra trường. Tôi đã từng gặp một bạn học nghề may trong vòng 6 tháng tại một cơ sở dạy nghề, sau khi hoàn thành khóa học vẫn không phân biệt được sự khác nhau giữa áo sơ mi nam và nữ. Thêm vào đó, thầy cô phải hiểu tâm lý học trò của mình và tránh làm tổn thương họ. NKT rất dễ tổn thương và suy diễn vì những hành động, lời nói vô tình của giáo viên. Ngoài ra, mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng nên ngành nghề cũng phải dựa trên đó. Chẳng hạn, không thể dạy làm nấm rơm ở Đắc Lắc và dạy thêu ở Bạc Liêu vì những nơi này không có đủ nguồn nguyên liệu và cũng không có nhu cầu tuyển dụng. Nghề đó có đáp ứng với nhu cầu thực tế cuộc sống? Có thể “sống” được với nghề? Điều quan trọng nữa là ngân sách, thời gian đào tạo và máy móc thiết bị có trang bị đủ cho việc đào tạo nghề? Có hợp lý chăng khi mà tiền ăn cho học viên chỉ 15.000đ/ngày và có một số nghề mà thời gian đào tạo chỉ một tháng? Đa số học viên khuyết tật xuất thân trong gia đình nghèo nên khi đi học họ không có sự giúp đỡ tài chính từ gia đình và cũng không có trợ cấp từ Nhà nước thì làm sao họ đủ ăn và sinh hoạt với số tiền ấy? Thời gian đào tạo nên được hiểu là thời gian đủ để học viên học, thực hành và sáng tạo để sau khóa học, họ khá thạo nghề và có thể kiếm sống được từ nghề đã đào tạo.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến cơ sở hạ tầng nơi đào tạo nghề có phù hợp với NKT không, đặc biệt là dạng khuyết tật vận động như không có đường cho xe lăn di chuyển, nhiều bậc tam cấp, nhà vệ sinh không tiếp cận được... Điều đặc biệt khi đào tạo nghề cho NKT là phải sắp xếp chỗ ăn, ở và học gần nhau vì họ không có phương tiện di chuyển và do hạn chế sức khỏe.

Còn một điều rất quan trọng và tế nhị khác là ai sẽ đánh giá khóa học? Người học sẽ không thể nêu lên những bức xúc khi người lượng giá khóa học lại chính là những thầy cô của mình vì “tôn sư trọng đạo”. Thiết nghĩ, sẽ công bằng và khách quan hơn khi được đánh giá bởi một tổ chức độc lập.

Ngoài các cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước thì những năm gần đây, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tự lực của NKT cũng đã và đang tham gia vào việc đào tạo nghề cho NKT. Ngoài những khó khăn nêu trên, những tổ chức này lại gặp vấn đề nan giải khác: ý thức của NKT và gia đình họ. Đa số những NKT thường mặc cảm và tự ti về sự khuyết tật của mình nên rất ngại khi xa gia đình đi học nghề. Tâm lý tự ti và trở ngại về khoảng cách địa lý làm họ e ngại, không muốn vươn lên học nghề cũng như không tự tin là mình có thể làm việc tự nuôi sống mình và gia đình. Bên cạnh, hầu hết gia đình NKT là gia đình nghèo, ở nông thôn, dân trí thấp nên họ không khuyến khích con, cháu mình đi học nghề mà chỉ muốn họ ở nhà để giữ nhà và làm hết việc cho mọi người đi làm. Điều này đã làm tăng cao tỷ lệ thất nghiệp của NKT. Đây chính là cái vòng lẩn quẩn mà NKT luôn gặp phải.

Việc tìm hiểu nhu cầu của NKT và tình hình thực tế của nghề đó liệu có phù hợp với thực tế, cân nhắc thật cẩn thận trước khi đào tạo nghề gì và làm như thế nào giải quyết việc làm cho NKT không phải là việc dễ dàng. Trước hết, do điều kiện sức khỏe nên NKT khó tìm việc làm. Thông thường thì giờ làm việc của người lao động là 8 giờ/ngày, nhưng theo Luật Lao động thì NKT chỉ làm việc 7 giờ/ngày. Nếu người tuyển dụng là các doanh nghiệp sản xuất thì NKT sẽ không được tuyển vì thời gian làm việc ít sẽ mang lại lợi nhuận thấp. Ngoài ra, khi nhận NKT, các doanh nghiệp này phải xây dựng lại đường đi cho người đi xe lăn, phòng vệ sinh dễ tiếp cận,... điều này làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Nếu người tuyển dụng là các cơ quan ban ngành của Nhà nước thì việc tuyển NKT vào làm việc chính thức là chuyện “hiếm”.

Không khí nơi làm việc cũng là một rào cản rất lớn khi NKT tìm việc làm. Trước tiên, hãy nói về thái độ làm việc của NKT. Bên cạnh một số NKT thực sự đi làm vì muốn tự lực, còn có một số NKT làm việc chỉ vì ở nhà buồn, muốn tìm chỗ đông người để vui chơi, không cần kiếm tiền, vì đã có gia đình chu cấp. Chính quan điểm như thế nên thái độ làm việc không tích cực, không nỗ lực, cầu tiến, dẫn đến người sử dụng lao động có suy nghĩ lệch lạc về thái độ làm việc của NKT, không muốn tuyển dụng.

Định kiến xã hội ảnh hưởng không nhỏ tỷ lệ thất nghiệp của NKT. Người ta cứ nghĩ NKT thất nghiệp vì họ không đủ trình độ, thiếu sức khỏe và năng lực làm việc. Sự thật là không hoàn toàn như thế mà chỉ do định kiến mà ra. Ngay cả những NKT có trình độ thạc sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài về cũng chưa chắc tìm được việc làm đúng chuyên ngành của mình để phục vụ và cống hiến cho xã hội. Còn nhớ, ngày tôi mới tốt nghiệp trở về Việt Nam, đọc trên trang web của một trường ĐH thấy một viện nghiên cứu tuyển nghiên cứu viên. Tôi rất tự tin nộp đơn dự tuyển, thế nhưng chính thái độ của người nhận hồ sơ đã làm tôi chùn bước. Cô ấy nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hỏi: “Đi đâu?”. “Nộp hồ sơ tuyển dụng ạ”. “Cho ai?”. “ Dạ cho chính tôi”. Sau khi xem hồ sơ, biết tôi tốt nghiệp thạc sĩ từ nước ngoài về thì thái độ cô ta có vẻ nể phục nhưng vẫn cứ bắt bẻ: “Bằng A Tin học và bằng B Anh văn đâu?”. Vẫn biết điều kiện cần để thi công chức Nhà nước là phải có bằng A Tin học và bằng B Anh văn, nhưng tôi cũng không thể nhịn cười khi một người học nước ngoài về vẫn cần những bằng cấp ấy để chứng minh trình độ. Sao không đặt những câu hỏi về thời gian du học, tôi học bằng ngôn ngữ nào? Nếu không có kiến thức về tin học nhất định, làm sao tôi sử dụng máy tính làm luận văn tốt nghiệp?...

Mặc dù gặp nhiều khó khăn như thế, nhưng hiện nay nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện sự quan tâm, bảo vệ quyền lợi cho NKT, tạo điều kiện cho các hội, nhóm và câu lạc bộ tự lực của NKT ngày càng phát triển, chứng tỏ đã có sự đồng hành cùng NKT. Vì vậy, cơ hội việc làm cho NKT đang phụ thuộc vào cách nhìn mới, phương pháp mới và sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân NKT.
Theo ifpvnalumni.org

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Tiếp sức cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Để người khuyết tật (NKT) hòa nhập cộng đồng thì điều quan trọng nhất là giải quyết được vấn đề việc làm, tạo sinh kế để NKT có thể tự nuôi sống bản thân. Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp (DN) đã mạnh dạn tuyển NKT vào làm việc. Đây là tín hiệu vui cho những NKT có mong muốn tìm được việc làm ổn định. 

Ánh sáng... cuối đường hầm 
Vì nhiều lý do, DN rất ngại khi tuyển NKT vào làm việc. Bởi những bất tiện trong sinh hoạt, hiệu quả công việc... nhưng tại Công ty Gốm sứ Minh Long 1, NKT luôn được ưu ái. Bà Lý Ngọc Dung, Phó Giám đốc công ty, cho biết: “Minh Long 1 luôn sẵn sàng nhận NKT vào làm việc và tạo điều kiện cho họ phát triển nhưng phải siêng năng, ham học hỏi”. 

Được sự hỗ trợ từ Công ty Minh Long 1, em Phạm Văn Tấn đã có cuộc sống ổn định


Em Phạm Văn Tấn, 24 tuổi nhưng đã làm công nhân ở bộ phận trang trí cho công ty được 5 năm. Với mức lương hiện tại khoảng 4 triệu đồng/tháng, Tấn không chỉ lo được cho bản thân mà còn có tiền phụ giúp gia đình. Tấn khoe: “Được làm việc ở đây em vui lắm nhờ công việc đúng sở thích và được mấy cô quản lý thương lắm”. 
Còn em Hồ Thanh Hương, mới được Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Thuận An gửi đến công ty làm việc chưa được 1 tháng nhưng Hương được mấy cô quản lý khen là thông minh và rất có năng khiếu về vẽ. 

Cả Tấn và Hương đều bị khiếm thính. Vì vậy, những ngày đầu vào làm việc, các em và quản lý chủ yếu trao đổi qua viết giấy, dần dần hiểu nhau hơn mới trao đổi bằng cách ra dấu. Bà Lê Thị Phương Phi, Phòng nhân sự Công ty Minh Long 1, cho biết: ở công ty có nhiều công đoạn sản xuất, vì vậy căn cứ vào năng khiếu, sở thích của NKT để bố trí công việc phù hợp. Ngoài ra, công ty luôn ưu ái cho NKT. Chẳng hạn, giao những việc nhẹ nhàng, đơn giản hơn những công nhân bình thường. 

Hay tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh có hàng chục NKT đang có việc làm ổn định nhờ Công ty May Quốc tế Hàn Quốc giao hàng gia công dụng cụ y tế (ống nong động mạch). Chị Vũ Thị Xuân, đến từ Dĩ An tâm sự: “Có được công việc như thế này với tôi là một niềm mơ ước. Hiện mỗi tháng tôi thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng. Với mức lương này tôi đã lo được cho mình”. Chị Xuân bị bệnh trầm cảm hơn chục năm nay. Khi bình thường thì không ai nhận ra chị bệnh, nhưng lúc phát bệnh thì tính tình chị trở nên nóng nảy, cáu gắt; chế độ sinh hoạt bị đảo lộn như có khi ăn quá nhiều, ngủ quá nhiều, có khi thì không ăn, không ngủ... 

Đào tạo nghề - phương thức hỗ trợ bền vững cho NKT 
Cô Nguyễn Ngọc Cam, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh cho biết, đào tạo nghề cho người khuyết tật luôn được quan tâm. Trong những năm qua, ngoài Trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật dạy nghề tập trung thì còn tổ chức tại cộng đồng. Trong 5 năm qua, tổng số người tàn tật, trẻ mồ côi được đào tạo nghề gần 1.600 người, với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng; trong đó trên 800 người tàn tật được đào tạo nghề từ chương trình mục tiêu quốc gia, còn lại học nghề ngoài cộng đồng. 

Cô Đặng Thị Minh Thu, Trưởng phòng đào tạo Trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật tỉnh cho biết, hiện trung tâm đào tạo 7 ngành nghề như cắt - uốn tóc; tin học, điện tử, in lụa, may - dệt... Song song với dạy nghề, trung tâm còn liên hệ nhận hàng gia công để tạo thêm thu nhập cho NKT tại trung tâm. 

Để NKT có một công việc ổn định không phải chuyện dễ. Họ rất cần sự đồng cảm, chia sẻ và chung tay góp sức của cộng đồng để có cuộc sống ổn định.
Theo thuvienbinhduong.org.vn

Nhân ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4): Người khuyết tật mong có "cần câu cá"

Hiện cả nước ta có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, trong đó 3,6 triệu là nữ, hơn 5 triệu người sống ở nông thôn và có khoảng 1,2 triệu là trẻ em.
Với truyền thống “thương người như thể thương thân”, người Việt chúng ta luôn có sự tôn trọng, cảm thông, hỗ trợ, động viên để những người gặp hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi, trong đó có người khuyết tật tự tin, hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên trong thực tế, người khuyết tật vẫn còn gặp nhiều "rào cản", rất cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.

Để người khuyết tật có cơ hội vươn lên…
Việt Nam là quốc gia có số lượng người khuyết tật khá lớn với khoảng 6,7 triệu người, trong đó 3,6 triệu là nữ và khoảng 1,2 triệu là trẻ em. Trong nhiều thập kỷ qua, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Nhà nước vẫn luôn quan tâm ưu tiên nguồn lực và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội, bảo đảm các quyền của người khuyết tật và thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật vào đời sống xã hội. Rõ nhất là hệ thống luật pháp, chính sách đối với người khuyết tật ngày càng được hoàn thiện, trong đó tháng 6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Người khuyết tật và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tại các địa phương và đơn vị thường xuyên quan tâm, tạo thuận lợi để phát huy năng lực và hỗ trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi cùng với sự chung tay góp sức của toàn xã hội, sự sẻ chia, giúp đỡ của bè bạn quốc tế.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác chăm lo cho người khuyết tật những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo đó đến nay cả nước đã có 2.485 triệu người hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trong đó, có 576.000 người khuyết tật nặng, 190.737 người tâm thần, 5.465 gia đình có từ 2 người khuyết tật nặng trở lên với tổng kinh phí hơn 7.121 tỷ đồng.

Các hoạt động hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật đã từng bước được quan tâm đầy đủ, riêng năm 2013, có 761.000 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Nghị định số 28. Bên cạnh đó hệ thống chính sách, cơ chế dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước và người khuyết tật. Các hoạt động trợ giúp pháp lý, tiếp cận thể thao của người khuyết tật cũng đạt được nhiều kết quả.

Người khuyết tật cần được xã hội nâng đỡ để vươn lên

Hiện, cả nước có 6,7 triệu người khuyết tật, trong đó có khoảng 60% người khuyết tật trong độ tuổi lao động. Đa số người khuyết tật sống ở nông thôn với các cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, phương tiện sinh hoạt chuyên dùng còn nhiều thiếu thốn, do vậy họ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và giao tiếp với cộng đồng, nhất là công ăn việc làm để có thu nhập nuôi sống bản thân. Trong những năm qua, thông qua các kênh, tổ chức hội, đoàn thể, cả nước đã dạy nghề cho nhiều người khuyết tật từ các chương trình mục tiêu quốc gia dạy nghề và việc làm, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên số lượng trên như "muối bỏ bể", việc làm cho người khuyết tật vẫn còn những "rào cản" lớn khiến việc làm với nhiều người khuyết tật vẫn chỉ là ước mơ… Số liệu của Tổng Cục dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho thấy: Số người được dạy nghề cả nước hàng năm đã đạt khoảng 1,5 triệu người/năm nhưng mới chỉ có khoảng 5-6.000 người khuyết tật được dạy nghề (chiếm 0,4%). Báo cáo của các địa phương giai đoạn 2006 - 2010 cũng chỉ rõ: Tổng số người khuyết tật được dạy nghề là gần 30 nghìn người (đạt 37,5% mục tiêu đề ra theo quyết định số 239/2006/QĐ - TTg ngày 24/10/2006 của Chính phủ), trong đó chỉ gần 16.000 người được tạo việc làm, số còn lại là cải thiện việc làm.


Người khuyết tật mong có "cần câu cá"

Dạy nghề, tạo việc làm là một trong những hoạt động quan trọng giúp cho người khuyết tật cải thiện cuộc sống, sớm hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên một trong những "rào cản" của việc người khuyết tật khi tham gia học nghề, tìm việc làm là do nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, trình độ thấp nên dù có chính sách hỗ trợ nhưng họ vẫn không thể tự đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc học nghề và tạo việc làm. Nhận thức của nhiều đơn vị, doanh nghiệp về việc tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc còn hạn chế bởi họ có suy nghĩ: Người khuyết tật không cần phải làm việc, không muốn được nêu gương trên báo chí vì sợ xã hội lên án là "bóc lột người khuyết tật"... Bên cạnh đó, các cơ sở chủ yếu dạy nghề đơn giản, truyền thống cho người khuyết tật nên đầu ra để tiêu thụ sản phẩm là rất khó khăn. Nhiều người khuyết tật được đào tạo đúng chuyên môn, kỹ thuật cao nhưng các công xưởng, công trình phù hợp để họ làm việc hầu như không có.

Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam Nguyễn Đình Liêu cho rằng: Cộng đồng xã hội cần nhận thức rõ người khuyết tật có thể làm việc như người bình thường bởi họ vẫn có thể làm việc tốt như những người khác. Việc trang bị, tư vấn cho người khuyết tật kiến thức, tay nghề cần thiết để làm việc, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường, bảo đảm cho họ yên tâm với nghề là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội.


Khẳng định cách nhìn nhận của xã hội đối với người khuyết tật đã có sự thay đổi từ chỗ tiếp cận theo nghĩa từ thiện, nhân đạo xã hội sang việc bảo đảm quyền của người khuyết tật, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh: "Đem cho con cá không bằng đem cho cần câu cá", để người khuyết tật có việc làm ổn định, thực sự hòa nhập được với cộng đồng rất cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng ở địa phương và toàn xã hội.
Tại Chương trình đi bộ “Chung bước yêu thương - Trao niềm hy vọng” lần thứ nhất, được tổ chức sáng 6/4/2014, tại TP Hồ Chí Minh, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao, ghi nhận và biểu dương những tấm lòng cao quý, những tình cảm sâu nặng của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong nước, của bạn bè quốc tế, trong khó khăn vẫn dành dụm, sẻ chia, gom góp để trợ giúp, động viên người khuyết tật, trẻ mồ côi. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về người khuyết tật. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định không phù hợp liên quan đến đào tạo nghề cho người khuyết tật, giáo dục hòa nhập, chăm sóc sức khỏe; gắn dạy nghề với tạo việc làm đồng thời thúc đẩy các hoạt động hội nhập quốc tế trong công tác trợ giúp người khuyết tật.
Nhằm thực hiện mục tiêu của Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020, trước mắt đến 2015 hỗ trợ 250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm, hơn lúc nào hết các bộ ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy triển khai mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; mô hình hỗ trợ sinh kế nhằm giúp cho người khuyết tật phát huy khả năng vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn TT người khuyết tật VN dự Paragames lần thứ 6 tại Indonesia - Ảnh: baoninhthuan.com.vn
Theo nhipcautamgiao.net

TT Huế: Nơi tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Nhằm giúp người khuyết tật gạt bỏ mọi rào cản, sớm hòa nhập với cộng đồng, trong những năm qua các Trung tâm dành cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh TT-Huế đã có những cách làm hay, thiết thực. Qua đó tiếp thêm niềm tin, nghị lực cho những người không may mắn có được điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Bị khuyết tật cả hai chân từ khi mới chào đời, cuộc sống của em Huỳnh Thị Vân quê ở huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế gặp nhiều khó khăn. Cảm thông và chia sẻ nỗi bất hạnh đó, năm 2010 Huỳnh Thị Vân được Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tỉnh TT-Huế đón nhận vào học tập. Tại đây, em được tham gia lớp học thêu, một nghề mà em rất thích và phù hợp với hoàn cảnh của mình. Đây cũng là niềm hạnh phúc chung của hơn 200 học viên là người khuyết tật đang học tập và làm việc tại đây. Từ khi thành lập cho đến nay, qua 10 năm hoạt động với mục tiêu là giúp đỡ những người bị khuyết tật có được điều điều kiện học hỏi nghề nghiệp, tạo việc làm, vun đắp cho cuộc sống của bản thân. Trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật Thừa Thiên Huế đã đào tạo cho 25 khóa học với hơn 2000 học viên. Các nghề được lựa chọn đào tạo phù hợp với hoàn cảnh, sức khỏe của người khuyết tật như thêu, điện, may, mộc mỹ nghệ .... 
Không những đào tạo nghề cho người khuyết tật, Trung tâm dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tật tỉnh TT- Huế còn liên kết với các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tìm kiếm việc làm tại chỗ cho các học viên. Thu nhập bình quân của các học viên hiện nay 500-700 đồng/tháng, góp phần rất lớn trong việc động viên các học viên vượt qua khó khăn, hòa nhập với cộng đồng. 

Hiện trên địa bàn tỉnh TT-Huế có khoảng 29 nghìn người khuyết tật, đa phần trong số đó đều có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật luôn được tỉnh TT-Huế chú trọng thực hiện thông qua các chương trình, dự án đã và đang được triển khai .Ngày quốc tế người khuyết tật năm nay có chủ đề "Gạt bỏ rào cản để xây dựng một xã hội hòa nhập và tiếp cận cho tất cả mọi người". Để xóa bỏ những rào cản cho người khuyết tật rất cần có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội và những hoạt động thiết thực từ các Trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu trên./.
Theo vtvhue.vn

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật


Nhằm tổ chức các hoạt động ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế người khuyết tật 03/12, sáng nay 3/12, Trung tâm bảo trợ - Dạy nghề và đào tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM, tổ chức ngày hội việc làm ưu tiên cho người khuyết tật năm 2014.
Việt Nam có hơn 6,7 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, trong đó có khoảng 1,6 triệu người có khả năng lao động. Vì vậy dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật là một trong những vấn đề quan trọng giúp người khuyết tật cải thiện cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Người khuyết tật cũng là một lực lượng lao động không nhỏ trong xã hội và họ đòi hỏi phải được bảo vệ bằng luật pháp để đảm bảo quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động của xã hội, trong đó có quyền bình đẳng về việc làm bền vững.

Bà Nguyễn Thị Nhung PGĐ Trung tâm bảo trợ, Dạy nghề - Đào tạo việc làm cho người tàn tật cho biết: Những việc làm cho người khuyết tật, đào tạo nghề, bổ túc văn hóa cho các em, cần đòi hỏi sự tham gia cả cộng đồng và thái độ của mọi người hơn nữa.
Bên cạnh đó, người khuyết tật thường thiếu thông tin về việc làm, cũng do thiệt thòi về tâm sinh lý, sức khỏe, ngoại hình nên người khuyết tật khó hòa nhập với thị trường lao động.Hơn nữa khi tuyển lao động khuyết tật, doanh nghiệp phải bỏ công sức và thời gian dài đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ, nên nhiều doanh nghiệp có tâm lý e ngại ứng viên khuyết tật . Tuy nhiên nếu được giao công việc phù hợp với bản thân, người khuyết tật vẫn có khả năng làm tốt. Vì vậy đây cũng là dịp để các doanh nghiệp cơ sở kinh doanh tuyển dụng được lao động phù hợp.

Theo chị Lê Huỳnh Mỹ Thi – Quản lý giám sát công ty TNHH tư vấn Win Win: Hiện tại bên mình các bạn khuyết tật làm rất là tốt, tại vì các bạn có động lực làm việc và học hỏi rất là cao. Tinh thần các bạn đó luôn có sự gắn kết lâu bền.
Ngoài các gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phảm của người khuyết tật thì ngày hội việc làm còn thu hút nhiều bàn tuyển dụng của khoảng 40 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất , trung tâm giới thiệu việc làm tạo nhiều cơ hội cho người lao động , đặc biệt là người khuyết tật tiếp cận vời nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và chương trình đào tạo gắn với giải quyết việc làm . Bởi có được việc làm bền vững là điều mong mỏi của những người khuyết tật. Đây là những khát vọng, quyền lợi, tiếng nói và sự thừa nhận để cộng đồng xã hội có sự công bằng và bình đẳng như nhau. Họ có thể sống tự lập không cần dựa vào gia đình,tránh mặc cảm ,có việc làm, họ sẽ tự tin tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và xã hội.

Anh Lê Hữu Tài – Quận Bình Tân TP.HCM chia sẻ: Hội chợ việc làm này rất là hay, họ nhìn về năng lực của người khuyết tật. Mình thấy đây là cơ hội để các bạn khuyết tật hòa nhập với cuộc sống.
Tạo điều kiện và cơ hội đào tạo nghề gắn với việc làm đối với người khuyết tật chính là sự thúc đẩy hành động nhằm “Hiện thực hóa quyền của người khuyết tật”, trong đó có quyền được có việc làm bền vững. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, bản thân người khuyết tật cũng cần rèn luyện, cố gắng học tập để nâng cao kiến thức, tay nghề, tự tin góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Theo antv.gov.vn

Vẫn "treo" bài toán việc làm cho người khuyết tật

Tính chung cả nước, có khoảng 6 triệu người khuyết tật, trong khi đó, chỉ có khoảng gần 2,5 triệu người khuyết tật có việc làm, số còn lại phải sống dựa vào gia đình. 

Người khuyết tật khó tìm được việc sau khi học nghề - Ảnh IT

Gian truân tìm việc
Tại TP.HCM, việc đào tạo nghề cho người khuyết tật được chú trọng, nhưng khó khăn là ở đầu ra.
Với mức trợ cấp 240.000 đồng/tháng cho người khuyết tật không đủ để họ trang trải cuộc sống. Đa số những người khuyết tật đã từng đi xin việc, doanh nghiệp rất ngại giao việc cho người khuyết tật. Họ thường lấy lý do quỹ lương không có, không có các điều kiện cho người tàn tật, nhất là người khiếm thính, làm việc. Nếu may mắn xin được việc thì cũng không thể làm lâu dài, chỉ cần làm sai là bị đuổi việc ngay.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Lê cho biết: “Thấy ngoài cửa treo bảng tuyển lao động vậy đó. Nhưng khi bước vào thì không kể là gặp giám đốc hay nhân viên, họ đều nói, đã tuyển đủ người rồi. Người khuyết tật như chúng tôi kiếm việc rất khó. Kiến nghị Nhà nước quan tâm nhiều hơn giải quyết việc làm cho chúng tôi”.

Theo chị Nguyễn Thị Hằng, “Nhà nước có ưu tiên giảm thuế cho các doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Nhưng theo tôi tìm hiểu thì các thủ tục xin giảm thuế rất phức tạp nên doanh nghiệp cũng không mặn mà”.

Ngay cả khi đã kiếm được việc làm lâu dài, thì người khuyết tật vẫn còn nhiều trăn trở, bị hạn chế mức lương và không thể an tâm với công việc. Anh Phan Nhật Trung đang làm cán bộ tin học tại phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM cho rằng, người khuyết tật vẫn chưa hòa nhập được trong công việc như người bình thường. Bằng chứng là một nhóm người khuyết tật được nhận vào làm cán bộ tin học tại 10 phường thuộc quận 1 đến nay chỉ còn lại mình anh Trung làm việc.

“Cán bộ tin học không phải là vị trí được trả lương mà là lương khoán việc. Trong khi lương tối thiểu đã tăng từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng từ năm 2007 đến nay thì mức lương của tôi vẫn đứng yên. Nhà nước có hỗ trợ cho cán bộ công chức bậc lương dưới 3.0 nhưng tôi cũng không được hỗ trợ. Trong khi đó, lương tôi đang được hưởng là từ ngân sách ít ỏi của phường. Đồng nghĩa với việc chia lợi ích của các anh em, điều này làm tôi thấy rất bất an”, anh Trung chia sẻ.

Anh Võ Văn Anh, Chủ tịch Hội thanh niên khuyết tật TP.HCM cho rằng, chất lượng đào tạo của các trung tâm đào tạo việc làm cho người khuyết tật quá kém. Các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng hầu hết phải đào tạo lại. Đó chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp ngại thu nhận người lao động khuyết tật. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không coi trọng bằng cấp của người khuyết tật được đào tạo tại các trung tâm. Thành ra, loại giấy này chỉ dùng để… lưu hành nội bộ.

Một học viên đang học tại Trung tâm Bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM cho biết, các môn học, thiết bị thực hành của hầu hết các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật hiện đang rất thiếu và lạc hậu. Như tại trung tâm Bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM, các học viên đang được học với các thiết bị điện đã có từ năm 1980 mà ngày nay không còn dùng đến.

“Chẳng hạn như máy biến áp chúng tôi đang học là loại đã có từ năm 1980, ngày nay người ta đã thay bằng việc dùng ổn áp. Còn ở ngành học sửa chữa xe, cũng chưa có đầy đủ giáo trình và thiết bị thực tập”, học viên này cho biết. 

Chưa được vay vốn như quy định

Trong khi xin việc khó khăn, nhiều người khuyết tật có khả năng tạo lập công việc cho mình thì lại thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh và gặp khó khăn trong các thủ tục pháp lý.

Học viên được dạy nghề xoa bóp, bấm huyệt xong rồi để đó Ảnh minh họa 

Ông Trần Kỷ, Chủ tịch Hội người mù quận Gò Vấp cho biết, tại TP.HCM hiện có khoảng 500 người mù đã được đào tạo nghề xoa bóp, bấm huyệt giống như mô hình đào tạo việc làm cho người mù ở Nhật. Nhưng học xong rồi để đó, khó xin được việc ở các tiệm massage. Mặt khác, người mù muốn mở tiệm kinh doanh dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt tại các địa phương thì các cơ quan chức năng lại ngăn cản.

“Xoa bóp, xông hơi hay bấm huyệt thì đơn giản lắm, chúng tôi đã được học qua rồi, nhưng họ lại sợ chúng tôi làm chết người. Tự đứng ra làm chủ là không được, mà phải mời một vị y sĩ đông y đứng tên trên giấy phép. Cứ thế, mỗi tháng trả cho vị này tối thiểu 2 – 3 triệu đồng trong khi chẳng phải làm gì cả. Mà tìm được vị này đồng ý đứng tên rồi thì thủ tục xin giấy phép cũng không hề đơn giản”, ông Kỷ than thở.

Anh Nguyễn Đức Quyền cho biết: “Học nghề xong rồi xin thì không ai nhận mà muốn mở tiệm kinh doanh riêng cũng khó vì không có vốn. Tôi biết theo quy định có cho người khuyết tật vay vốn sản xuất và kinh doanh nhưng chúng tôi không tiếp cận được nguồn này. Đến ngân hàng chính sách xã hội thì toàn đòi hỏi thế chấp. Người khuyết tật chỉ có cái xe lăn thì lấy gì mà thế chấp đây”.

Ông Trần Kỷ cho hay: “Ở Hội người mù quận Gò Vấp có cho vay vốn sản xuất, kinh doanh. Vay đợt 1 là 5 triệu đồng, đợt 2 là 10 triệu đồng. Số tiền này không đủ để làm gì cả. Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho người khuyết tật trong việc vay vốn, tự tạo công việc. Nên dành thời gian xem xét mô hình kinh doanh của người khuyết tật, từ đó hỗ trợ vốn vay”.

Ông Lê Trọng Sang, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết, mỗi năm TP.HCM đào tạo việc làm cho khoảng 2.000 người khuyết tật. Giải quyết việc làm cho người khuyết tật là một vấn đề rất khó khăn. Thành phố đã khuyến khích doanh nghiệp nhận lao động khuyết tật bằng chính sách. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận từ 30% lao động khuyết tật trở lên sẽ được hỗ trợ giảm thuế.
Về việc hỗ trợ vốn cho người khuyết tật tự tạo lập công việc, ông Sang cho biết, hai nguồn vốn dễ tiếp cận nhất là quỹ quốc về việc làm, hỗ trợ cho người khuyết tật tự tạo việc làm và hộ nghèo, nếu người tàn tật thuộc diện hộ nghèo.

Ngoài ra còn có nguồn vốn vay từ Hội phụ nữ, Hội người mù. Ban giảm nghèo ở cấp phường, xã sẽ chịu trách nhiệm giải thích, hướng dẫn người khuyết tật tiếp cận các nguồn vốn này.
Theo infonet.vn

Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật: Không là việc làm từ thiện

Mục tiêu của đề án trợ giúp người khuyết tật (NKT) (Thủ tướng đã phê duyệt) là đến năm 2015 sẽ có 250.000 NKT trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này (trong giai đoạn 2012 - 2020) cần có sự chung tay của toàn xã hội. Bởi trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà NKT vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tìm việc như: sức khỏe yếu, trình độ tay nghề chưa cao, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng NKT làm việc còn nhiều hạn chế.

Một cơ sở người khuyết tật làm tranh cát.

Nhiều khó khăn
Theo báo cáo của Trung tâm (TT) Bảo trợ - dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TPHCM, từ đầu năm đến nay, TT đã hỗ trợ trên 800 NKT có việc làm, đào tạo hơn 800 lượt học viên các lớp cắt may, sửa xe, điện cơ, điện máy, trang điểm…
TPHCM hiện có khoảng 15.000 NKT trong độ tuổi lao động (1% dân số), nhưng số NKT có việc làm chưa quá 40%. Trong đó, số NKT tìm được việc làm chỉ có khoảng 25% duy trì được công việc ổn định. Nguyên nhân thì có nhiều, do điều kiện làm việc của doanh nghiệp còn chưa phù hợp với sức khỏe của NKT. Nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở tại các cao ốc hoặc vùng ngoại thành, khiến việc đi lại của NKT gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể đến mức thu nhập bình quân của người lao động khuyết tật chỉ khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/tháng, còn thấp so với yêu cầu trang trải cuộc sống hiện nay.
Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng
Rất nhiều doanh nghiệp, công ty, như 27-7, Điện Quang, Điện tử Ánh Sáng,… sẵn sàng nhận NKT vào làm việc. Nhưng khó khăn ở chỗ làm sao để dung hòa lợi ích giữa người lao động NKT và doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng NKT làm việc còn nhiều hạn chế.
Theo chị Lê Thị Cẩm, Công ty 27-7 (quận Bình Tân): “Công ty tôi nhận NKT vào làm việc từ khi mới thành lập. Trong quá trình làm việc, có một số bạn có cố gắng, nhưng cũng có một số bạn dễ nản lòng. Trong công việc thì công việc nào cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng quan trọng là các bạn phải yêu nghề. Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp về thuế để doanh nghiệp có thể hỗ trợ lại NKT. Có như vậy sự tương tác, hỗ trợ giữa doanh nghiệp và NKT mới bền vững”.
Bà Nguyễn Thị Nhung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ - dạy nghề và tạo việc làm cho NKT TPHCM cho rằng: “Xã hội và cộng đồng nên quan tâm hơn đến việc hỗ trợ những hoạt động vì NKT, hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị các cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật để phù hợp với thị trường lao động. Cần có những chương trình tiếp cận với NKT ngay tại địa phương để NKT dễ dàng hòa nhập cộng đồng, tiếp cận với các cơ hội việc làm”.
Tuyển dụng NKT không phải là làm từ thiện, mà vì năng lực của họ đáp ứng được yêu cầu công việc; cũng là tạo điều kiện cho họ hòa nhập tốt hơn. Vì thế, cần phải có những cách đối xử bình đẳng. Tất cả đòi hỏi sự nỗ lực, phối hợp của tất cả các cấp, ngành, đơn vị liên quan và bản thân NKT để vấn đề việc làm ngày càng có những chuyển biến tích cực hơn, giúp NKT ổn định cuộc sống.
Theo nghilucsong.net